Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Hãy để các bé tự khám phá thế giới xung quanh




Trẻ con chơi xúc cát
Trẻ con chơi xúc cát
Thấy cô nhóc 6 tuổi thích thú giẫm chân trần trên đất, tay vốc cát nghịch, nhiều bà mẹ dẫn con đi chơi cùng khu công viên lắc đầu bảo chị Bình “Sao lại để con bé nghịch bẩn thế”.”Trước khi cho con chơi với đống cát tôi đã kiểm tra kỹ, chắc chắn trong đó không có kim tiêm hay vật sắc nhọn. Tôi muốn con được thỏa thích chơi đùa, bẩn một chút không sao, quần áo có thể thay và giặt”, chị Bình giải thích. Tuy nhiên, hai mẹ con vẫn nhận được ánh nhìn thiếu thiện cảm từ nhiều người.
Quan điểm trẻ con có thể tự do khám phá mọi thứ, chỉ cần đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng tới người khác, nhưng không ít lần chị Bình bị mọi người xung quanh cho là chiều con quá hoặc lười, không chăm con. Chẳng hạn, chị để bé tự tắm, có thể vày nước thoải mái (trong phòng tắm ấm), đi chân đất…, nhưng theo bà nội bé thì trẻ con cần được chăm sóc, không thể để vày nước vừa mất thời gian vừa không sạch.
Có con trai hiếu động, mới hơn 2 tuổi nhưng suốt ngày nghịch ngợm, lúc thì sục sạo phòng ông bà lấy đủ thứ cờ lê, kìm, búa rồi gõ, nghịch, lúc lại lấy bút vẽ đầy lên tường, khi thì vào toilet bóp kem đánh răng ra rồi bôi khắp phòng…, vợ chồng chị Hải (Yên Hòa, Cầu Giấy) hay ca thán “thằng này như quỷ sứ, chả bù cho con bé Nhím (cô nhóc bằng tuổi con nhà hàng xóm) nó ngoan bao nhiêu, bà cứ mở băng Xuân Mai ra là ngồi im nghe cả buổi”.
Thạc sĩ Nguyễn Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Kim Mã, Hà Nội) cho rằng, với trẻ con, thật khó để đưa ra định nghĩa thế nào ngoan hay hư. Cùng một tình huống, cùng một hành vi, có người cho là ngoan, người khác lại bảo hư. Chẳng hạn, khi mẹ nhờ con cất đồ, con không làm, mẹ nói con hư, nhưng con có thể sẽ lý luận: “Mẹ bảo việc gì tự làm được thì phải làm, việc này mẹ tự làm được, sao mẹ bắt con làm”…



Cho trẻ thỏa sức chơi đùa trong sự đảm bảo an toàn của cha mẹ chính là cách để trẻ học và trưởng thành.

Hay chị lớn giành lại món đồ em lấy của mình, bố mẹ mắng là hư, không biết nhường em. Nhưng chị thật ra cũng chỉ là đứa trẻ, và hoàn toàn có quyền lấy lại món đồ của mình. Một ví dụ khác, một đứa trẻ nghịch ngợm, xoay cái này, vặn cái kia, ném đồ này, quăng đồ nọ, có thể bị nói là hư, nhưng lại đúng chuẩn vì trẻ nhỏ hiểu thế giới xung quanh bằng miệng, tay và qua vận động.
Tương tự, nhiều trẻ khi gặp người lớn không chào hỏi thì bị gán là hư, hỗn. Nhưng trong suy nghĩ của một đứa trẻ, nếu người lớn không giải thích rõ, nó sẽ không hiểu vì sao người lớn không chào nó mà nó lại phải chào họ, ngay cả khi họ vằn mắt nhìn nó hoặc quát tháo làm nó phát khiếp.
“Ngoan hay hư phụ thuộc vào từng nền văn hóa, vào cách bố mẹ trang bị kiến thức cho trẻ, vào góc nhìn của từng người, quan niệm sống, và nó chỉ có ý nghĩa tương đối. Chẳng hạn, nếu trẻ nước ngoài ngồi học gác chân lên bàn có thể được coi là bình thường, nhưng nếu ở Việt Nam, đó là hành động không thể chấp nhận được”, thạc sĩ Chuẩn chia sẻ.
Ông cho rằng, nghịch ngợm, khám phá là nhu cầu tất yếu của trẻ để học hỏi các kỹ năng và tìm hiểu thế giới xung quanh. Rõ ràng trong quá trình đó, trẻ có thể khiến người lớn vất vả, thậm chí khó chịu vì phải luôn trông chừng hay dọn hậu quả. Tuy nhiên, thay vì cấm đoán trẻ, bố mẹ nên chủ động tạo cơ hội cho con “hư”, chẳng hạn cho phép con nghịch nước trong phòng tắm, nghịch đất cát ở một góc an toàn và sau đó rửa tay, thay quần áo, tạo các trò chơi hấp dẫn để trẻ học hỏi nhưng không “nghịch dại” những đồ có thể gây nguy hiểm…
Theo nhà tâm lý, người lớn cũng đừng quá nặng nề khi trẻ thể hiện cảm xúc thái quá và “kết tội” khi con gào khóc, ăn vạ, nhõng nhẽo… là hư. Chính những bé biết nhõng nhẽo bố mẹ khi ở nhà là rất thông minh. Trẻ biết phân biệt đâu là môi trường gia đình và ngoài xã hội. Ở nhà trẻ cảm thấy an toàn, có thể bày tỏ hết mọi bức xúc, khó khăn. Tất nhiên, bố mẹ cũng không tạo điều kiện để tính mè nheo của trẻ củng cố, mà dần dần khuyên giải, kể cả trách mắng, phạt… để con dần làm quen với những sóng gió cuộc đời.
Ngoài ra, bố mẹ chủ động tạo kênh cho con được xả những bức bối. Ngay cả khi trẻ muốn nói tục, gào khóc… cũng có thể làm, nhưng trong phòng riêng hay trong toilet. Việc tạo ra những kênh hợp lý cho trẻ giải tỏa giúp con không “hư” bột phát và không kiểm soát được. Bố mẹ cũng làm sao để trẻ có thể nhận biết, chỗ nào con được thoải mái, nơi đâu cần tuân theo các phép tắc.
Dù không dễ phân định khái niệm “ngoan”, “hư” của trẻ, nhưng trong môi trường văn hóa Á đông vẫn có trong giới hạn, chẳng hạn: bố mẹ nói con phải nghe, biết thân thiện và hòa nhã với bạn bè, không đánh bạn, biết nhường nhịn em, chào hỏi người lớn (văn hóa trọng người già). Và điều quan trọng nhất, nghịch ngợm phải đảm bảo an toàn.
Theo thạc sĩ Chuẩn, việc trẻ “ngoan” quá theo kiểu người lớn bảo gì nghe nấy, hay chỉ ngồi im không nghịch ngợm, không phản kháng sẽ gây khó khăn cho chính trẻ khi trưởng thành. Khi bị kìm kẹp, vận động ít, trẻ trở nên thụ động, nhút nhát, không dám làm gì. Không những thế, những bực tức, khó chịu của trẻ không được xả ra một cách từ từ, có điều tiết, có lúc sẽ bùng nổ và rất khó ngăn chặn.
Người lớn có thể thu nhận kiến thức mới bằng cách đọc sách, học hỏi từ những người khác, biến thành kiến thức của mình. Trẻ không như vậy. Các em phát triển trí tuệ thông qua vận động và tự mình khám phá thế giới xung quanh. Không như người lớn, học lý thuyết rồi tới thực hành, trẻ học bằng thử – sai – làm lại. Nhiều bố mẹ muốn làm thay con hoặc bày cách cho con tìm ra ngay đáp án vì muốn tiết kiệm thời gian hoặc không muốn con gặp thất bại, nhưng đây là suy nghĩ sai lầm, vì cũng như con sâu muốn thoát kén thành bướm phải tự vùng vẫy, vật lộn, nếu có ai “thương” rạch kén, thì chỉ hại chứ không giúp được nó.
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét